So sánh sản phẩm
fanpage facebook

Mục tiêu của Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất

Mục tiêu của Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất

Tổng quan:

 

Ngành kinh tế Việt Nam hầu như phụ thuộc vào nền nông nghiệp và ngành công nghiệp hóa chất mới xuất hiện. Kết quả là, cả nước phải nhập khẩu các hóa chất nông nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác. Ngành hóa chất Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn trứng nước khi chỉ sản xuất các loại hóa chất cơ bản hạn chế. Hóa chất sử dụng cho ngành công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa và chỉ đủ dùng cho sản xuất thuốc trừ sâu và các loại sản phẩm cơ bản khác. Ngoài ra, trong nước không sản xuất hóa chất tinh khiết và đặc biệt. Về mặt hóa chất, mỗi năm có khoảng từ 70% nhu cầu u rê được nhập khẩu trong khi amoni phosphate nhập khẩu 100%.

 

Công nghệ sản xuất hóa chất của Việt Nam bị xem là lạc hậu so sánh với cả thế giới nói chung. Sản phẩm hóa chất có hiệu suất ít cạnh tranh hơn với các nước trong cùng khu vực và Việt Nam ít có nhận thức cao về rủi ro hóa học. Điều đó dẫn đến việc mất mát các tài nguyên thiên nhiên và cả nước cũng đối mặt với vấn đề 6 nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện tại, thị trường hóa chất nông nghiệp Việt Nam chiếm chừng 0.5% thị trường quốc tế.

 

Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hóa chất:

 

Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang vươn mình lớn mạnh với tỉ lệ tăng trưởng mỗi năm 12%, trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và được ưu tiên để đáp ứng các nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế nói chung. Sản xuất chất tẩy rửa và mỹ phẩm đang được mở rộng nhanh chóng ở Việt Nam. Những công ty Việt Nam như NET, LIX, Daso và các liên doanh cũng như các công ty với 100% vốn nước ngoài chẳng hạn Lever Việt Nam, P&G cung đã mang lại cho người tiêu dùng các sản phẩm mới chất lượng và mẫu mã đẹp. Việc sản xuất sơn và các sản phẩm cao su cũng tăng là kết quả của các công ty như Đông Á, Đồng Nai và Casumina.

 

Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành công nghiệp khác. Theo Nghị quyết 207/2005/QD-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2010 và phát triển tận 2020. Theo quyết định này, ngành công nghiệp hóa chất được xem là một trong những ngành then chốt và được ưu tiên. Vì thế, tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tập trung vào toàn diện ngành hóa chất, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dượng và hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và cả thế giới.

 

Thêm vào đó, kế hoạch đã khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại cho sản phẩm hóa chất chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc sản xuất hóa chất lên môi trường. Ngoài ra, kế hoạch phát triển cũng phải đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.

 

Quản lí ngành hóa chất:

 

Nhật Bản Việt Nam hợp tác:

 

Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (Meti) và Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam bắt đầu hợp tác ngày 15 tháng Bảy. “Luật hóa chất” là một phần của kế hoạch an toàn hóa chất bền vững tại châu Á, do Nhật Bản đề xuất tại hội nghị thường đỉnh Nhật Bản- ASEAN tháng Mười, 2010, nhằm đảm bảo các nước châu Á đưa vào hệ thống quản lí hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro khoa học. Luật hóa chất dự đoán sẽ giúp Việt nam xây dựng, cũng cố hệ thống quản lí thông qua các chính sách đối thoại cũng như hỗ trợ kĩ thuật được thiết kế để giúp xây dựng chính sách và qui định.

 

Đây là những nội dung thiết thực của sự hợp tác:

 

_Phát triển kế hoạch thực hiện lắp đặt hệ thống quản lí hóa chất dựa trên đánh giá và quản lí rủi ro.

 

_Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu cho hóa chất và danh sách hóa chất để hỗ trợ việc thực hiện Luật hóa chất tại Việt Nam.

 

_Cung cấp các kiến nghị và nguyên tắc chỉ đạo phát triển tài liệu thực hiện, chẳng hạn như hướng dẫn cho Luật hóa chất bao gồm văn bản thực hiện cho Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn cho hóa chất (GHS).

 

_Khóa đào tạo cho các cán bộ chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để phát triển năng lực đánh giá và quản lí rủi ro hóa chất.

 

_Khóa đào tạo cho quản lí an toàn hóa chất độc hại trong nhà máy.

 

UNDP và Việt Nam hợp tác:

 

Cục hóa chất- Bộ công thương Việt Nam (VCA) dưới Bộ công nghiệp và thương mại cùng chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) ngày 31/10 đã hợp tác khởi động dự án quản lí hóa chất. UNDP và chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã tài trợ kinh phí hơn 400,000 USD. Ngoài ra, dự án cũng củng cố lại năng suất để hợp nhất các phương pháp quản lí hóa chất tối ưu trong quá trình phát triển và lập kế hoạch (SAICM). Nguyên nhân do dự án này là UNDP thấy rằng dù ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam chỉ chiếm chừng 10% giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam và sử dụng 10% số lao động công nghiệp, nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu lên môi trường và sức khỏe con người. Điều đó chứng minh rằng sự quản lí hóa chất tại Việt Nam cần nhiều hỗ trợ, sự thiếu liên kết, đồng bộ giữa các Bộ và cơ quan có liên quan, nhận thức thấp về rủi ro hóa học và qui trình an toàn có thể dẫn đến nhiều tái hại xấu. Vì thế, UNDP kì vọng rằng Việt Nam có thể thành lập cơ chế điều phối để quán lí hóa chất tốt ưu cùng phương pháp thống nhất và nâng cao nhận thức đầy đủ giữa chính phủ và các tổ chức liên quan để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tags:,

Chat Facebook